Thứ Tư, 22 tháng 1, 2014

Dấp cá hay Diếp cá

Nhu cầu của rau dấp cá :
- Nắng : Bán phần, cho dấp cá vào chậu để chỗ nào có nắng chiếu chừng 1-2g/ ngày cũng đủ;
- Nước : Nhiều;
- Phân bón : Ít;
- Khả năng chịu hạn : trung bình khá;
- Khả năng chịu úng : Tốt, , dấp cá sống được trong môi trường ngập nước, dạng bùn;
- Bệnh : Ít bị sâu bệnh hoặc rệp tấn công;
- Thu hoạch : Dùng kéo cắt sát gốc, trong một chậu nên cắt 1/3 đến 1/2 thì cây phát triển nhanh hơn khi cắt sạch sành sanh. Mình để ý chậu dấp cá tốt nhất của mình, những lần trước mình cắt một phần, tuần sau là chỗ cắt lên lại. Vừa rồi cắt nhà ăn 1 phần, khi đám bị cắt chưa kịp lên mình đã cắt tiếp đám còn lại, hậu quả là bây giờ vẫn chưa có ngọn rau mượt mà để ăn;
- Tưới : Cho cây sống trong chậu bịt đáy luôn nên không cần tưới, thỉnh thoảng phun mưa cho sạch lá;
- Nhân giống : Mình mới nhân giống được loại có chút rễ, còn cắm cành già thì chưa thành công bao giờ, có thể do cành già từ cây mua ở chợ không khỏe nên không giâm cành được. Còn khi cây có rễ thì việc nhân giống không khó khăn gì;
- Ưa thích : Dấp cá thích chỗ mát mẻ, có chút ít nắng, thỉnh thoảng cho ít phân vi sinh là được.

(Những bài học trên có thể được điều chỉnh nếu tìm ra phương pháp tốt hơn).

Rau ngót

Nhu cầu của rau ngót :
- Nắng : Toàn phần, cần phải để rau ngót nơi có ánh nắng trực tiếp cả ngày;
- Nước : Nhiều;
- Phân bón : Trung bình, rau ngót ưa thích phân hữu cơ, phân vi sinh;
- Khả năng chịu hạn : Trung bình, thiếu nước vài ngày cây vẫn sống nhưng không phát triển;
- Khả năng chịu úng : Trung bình;
- Bệnh : Ít bị sâu bệnh hoặc rệp tấn công;
- Thu hoạch : Khi cây còn non, cắt cành nhánh sát thân chính, sau này chồi non sẽ mọc ra từ những nách này. Tuy nhiên không nên để cây quá cao vì sau đó cây yếu và ít ra chồi mới. Lưu ý là chỉ nên cắt 1/3 hoặc 1/2 số cành lá để những lá còn lại đủ sức quang hợp nuôi cây. Vừa rồi bị bài học đau xót là cắt một lần cả 5 cành lớn, còn lơ thơ vài cái lá và gặp ngày không nắng, nhìn "chán như con gián". Sau khi cắt có thể rải ít phân trùn quế hoặc phân hữu cơ vi sinh sau đó tưới nước đẫm;
- Tưới : Nên tưới bằng cách giội nước, tưới bằng vòi phun làm cho nước khó xuống tận tầng sâu của đất sẽ khiến cho chóp rễ khó hút nước hơn;
- Nhân giống : Rau ngót có thể được nhân giống bằng cách giâm cành hoặc gieo hạt. Mình đã gieo 5-6 hạt nhưng quên mất gieo chỗ nào mà cũng không thấy nảy mầm. Còn giâm cành thì vừa mới giâm hình như chục cành và có hy vọng sống 2 cành. Hai cành này được giâm vào vị trí dưới tán của cây rau dền, sau đó chụp cái ly nhựa ăn chè cho khỏi mất nước. Cành cắt xong là dùng dao rọc giấy cắt vát và giâm ngay. Hai cành này có số mắt nằm trên mặt đất chừng 2-3 mắt, còn mấy cành kia mắt dày quá chi chít, giâm chỗ có nắng trực tiếp nên dù có chụp thì cũng không sống được.
- Ưa thích : Rau ngót rất thích phun mưa. Mỗi ngày mình đều tưới phun mưa 2 lần sáng chiều, hình như khả năng quang hợp của lá rất mạnh nên khi tưới thế này, lá sạch bụi, quang hợp tốt hơn và vì thế cây nhanh phát triển.

(Những bài học trên có thể được điều chỉnh nếu tìm ra phương pháp tốt hơn).

Thứ Ba, 21 tháng 1, 2014

Vườn ngày 18 đến 22-1-2014



Đậu ván tím mới ươm vào đây

Che cho đậu ván phòng lũ chim ưa của lạ.

Toàn cảnh khu vườn yên tĩnh của nhà mình.

Mùng tơi hoa nhiều quá rồi, chắc sắp tàn.

Húng láng, tặng cho Khuyến để giữ giống.


Tháp mới được cắt tóc, tóc mới lởm chởm quá. Hehe.

Cắt rau ngót như thế này không phải là cách làm hay, phải chừa lại 2/3 để cây còn có sức. Làm mấy nhát trụi lủi lại gặp những ngày không nhiều nắng, buồn thiu.

Có chú ong xinh xinh.

Thêm chú thích














Những bông hoa đã nở lại sau một thời gian dài bị ốm. Do nhà bên kia làm nên bụi mịt mù, lá bạc phếch, gặp đúng thời kỳ cô chủ bận đám rau nên lơ là chăm sóc, lúc phát hiện ra bệnh thì nhìn đã tàn tạ, xuống sắc lắm rồi, bị đám rệp sáp vàng, sâu gì cuốn lá khô như cái đầu đũa nữa chứ. Tội ghê. Mình định nhổ lên trồng vào mấy chậu trên sân thượng cho dễ bề chăm sóc nhưng sau đó nghĩ ra có chai dầu khoáng trị rệp mua mà không dám dùng vì sợ độc, lấy ra xịt 2 lần, bón phân, tưới thường xuyên vài ngày sau đó cắt trụi hết các cành lá bệnh tật ốm yếu, nửa tháng sau cây có dấu hiệu đâm chồi mới, vậy là có hy vọng cho sự hồi sinh. Nay thì khá hơn nhiều rồi, sẽ lại có bồn hoa hồng đẹp như thủa nào.

Tre ở nhà, gớm, sao mà uống nước kinh thế không biết. Em trai lại không muốn tỉa bớt cành lá, đã nói rồi, mùa khô người ta cắt cành cho đỡ mất nước, mà không chịu. Mẹ mình cũng thế, bảo là cần lá cho có màu xanh lại đem cắt đi. Ôi, không biết làm sao, ngày ngày vẫn phải tưới mấy chục lít nước.





SG 6g sáng mà thế này đây.









Giăng tấm lưới cho cây mướp leo.



Đám cải ngọt sót lại từ vụ cải lần trước

Treo cây thường xuân vào để giữ tấm lưới. Vậy khỏe, khỏi buộc gì nữa.

Cây bạc hà. cũng để giữ lưới, sẽ tìm chậu treo cho nó đẹp nhưng giờ chưa làm được.

Đậu ván tím còn lại. Có 11 hạt lên hết nhưng 1 cây bị gẫy lá mầm, 1 cây bị thui lá mầm, chia chị Thanh 3 cây (sau đó chết 1 cây), Khuyến 2 cây, mình giữ 3 cây còn cây bị thui lá mầm chịu khó tưới lại thấy như đang cố sống.

Trời trời, cải ngọt mình gieo có nhiều đâu mà nay mọc cây con tua tủa thế này, chắc do mấy lần trước gieo mà k lên đây, nay tưới nước nhiều nhiều mới ngóc đầu dậy.


Xà lách con lú nhú kìa.

Có hy vọng rồi. Sao cứ mỗi lần mình cắt rau ngót, mình cứ lo nó không lên lại nữa.


Ớt chín la liệt.




Mong cây rau ngót này xum suê như ngày xưa.

Có húng láng ăn Tết rồi, hihi.







Húng quế

Xà lách tốt quá rồi mà chưa thèm ăn.


Ớt người ta chùm chùm, sao của mình có vài quả lác đác thế này.







Ớt trên tháp cũng chín rồi, đỏ đẹp quá. Mình phải giữ giống ớt này, cây thấp mà quả nhiều.


Đây, cây đậu ván bị thui lá mầm đây.


Thu hoạch sáng nay, dọn đám cải sót lại từ mùa trước